Bé 20 tháng tử vong ở An Giang: Cơ sở chưa được cấp phép, trách nhiệm thế nào?

08/06 08:52
 

Chiều 7/6, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Châu Thành, tỉnh An Giang, đã có kết luận pháp y về trường hợp bé trai 20 tháng tuổi tử vong sau khi gửi tại nhà trẻ tư nhân M.N. ở xã Vĩnh Hanh. Kết luận của cơ quan pháp y xác định, cơ thể bé B. tụ máu dưới da phần trán, đỉnh, thái dương, chẩm trái; nứt sọ vùng đỉnh trái 12cm; máu tụ ngoài màng cứng lượng ít vùng đỉnh trái; bụng bầm tụ máu, đứt vỡ phức tạp mạc treo và động mạch mạc treo… Kiến...

Chiều 7/6, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Châu Thành, tỉnh An Giang, đã có kết luận pháp y về trường hợp bé trai 20 tháng tuổi tử vong sau khi gửi tại nhà trẻ tư nhân M.N. ở xã Vĩnh Hanh. Kết luận của cơ quan pháp y xác định, cơ thể bé B. tụ máu dưới da phần trán, đỉnh, thái dương, chẩm trái; nứt sọ vùng đỉnh trái 12cm; máu tụ ngoài màng cứng lượng ít vùng đỉnh trái; bụng bầm tụ máu, đứt vỡ phức tạp mạc treo và động mạch mạc treo…

Cơ quan pháp y xác định nguyên nhân bé B. tử vong là do sốc mất máu cấp bởi chấn thương bụng kín, đứt vỡ động mạch mạc treo. Công an huyện Châu Thành đã mời bà P.N.M.T (chủ nhà trẻ) lấy lời khai và tiếp tục điều tra vụ việc. Theo UBND xã Vĩnh Hanh, cơ sở giữ trẻ M.N, chưa được cấp phép hoạt động. 8 năm trước, cơ sở này bị kiểm tra, chủ cơ sở đã dừng hoạt động và mới mở lại từ năm 2022.

Trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống, luật sư Nguyễn Ngọc Hùng - Trưởng Văn phòng luật sư Kết Nối (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết, về nguyên nhân và trách nhiệm của người trông giữ trẻ trong trường hợp này cơ quan chức năng sẽ điều tra và làm rõ. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là cơ sở trông giữ trẻ này hiện chưa được cấp phép hoạt động. 8 năm trước, cơ sở này bị kiểm tra, chủ cơ sở đã dừng hoạt động và mới mở lại từ năm 2022.

Luật sư Hùng phân tích, pháp luật Việt Nam quy định rõ các điều kiện thành lập và hoạt động nhóm nhà trẻ tư thục. Theo đó, tại Điều 11 Nghị định 46/2017/NĐ-CP và Điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện thành lập về trình độ giáo viên phải đạt chuẩn; đáp ứng đầy đủ yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu hướng dẫn chăm sóc, giáo dục trẻ.

"Pháp luật đưa ra các điều kiện chặt chẽ như vậy bởi trẻ em là đối tượng cần được đảm bảo tốt nhất về chế độ sinh hoạt cũng như học tập và so với ngành nghề khác thì giáo dục lại càng phải đáp ứng các yêu cầu đặc biệt hơn. Cơ sở này chưa được cấp phép hoạt động thì rõ ràng là do không đáp ứng được đầy đủ điều kiện, yêu cầu nêu trên. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự an toàn của những trẻ được giáo dục tại đây. Đối với các trường hợp này, cơ quan chức năng cần mạnh tay xử lý nhằm ngăn chặn hành vi tiếp tục xảy ra trong tương lai và nêu gương cho toàn xã hội tuyệt đối không để tình trạng này xảy ra.

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 04/2021/NĐ-CP về vi phạm quy định về thành lập hoặc tổ chức thực hiện dịch vụ giáo dục khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép có thể bị phạt tiền từ 7 đến 10 triệu đồng đối với nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập. Ngoài ra, trong trường hợp này thiệt hại đã xảy ra vì vậy cơ sở có thể sẽ phải chịu thêm các trách nhiệm khác tuỳ theo tính chất và mức độ liên quan", luật sư Hùng nói.

>>> Xem thêm video: Đuối nước ở trẻ em: Hiểm họa từ ao làng, sông suối

Nguồn: Lý Thùy.

Đọc bài gốc tại đây.