Sự kiện Giám đốc Đại học Huế Lê Anh Phương bị bắt giữ đã gây chấn động trong giới học thuật và cộng đồng xã hội.
Sự kiện Giám đốc Đại học Huế Lê Anh Phương bị bắt giữ đã gây chấn động trong giới học thuật và cộng đồng xã hội.
Đây là lần đầu tiên kể từ khi đất nước thống nhất năm 1975, một quan chức cấp cao của Đại học Huế vướng vòng lao lý với các cáo buộc nghiêm trọng về lạm dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản.
Nhiều người đã bất ngờ, ngỡ ngàng với thông tin ông Lê Anh Phương bị bắt với lý do đã thực hiện hành vi vượt quá chức trách, quyền hạn của mình để chiếm đoạt tài sản với số tiền hơn 2,6 tỉ đồng trên cương vị là Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Huế thuộc Đại học Huế.
Việc một người đứng đầu một cơ sở đào tạo đại học, nơi mà tri thức và đạo đức được coi trọng, lại bị cáo buộc lạm dụng quyền lực để trục lợi tiền của học viên là hành vi không thể chấp nhận về mặt pháp luật mà còn về mặt đạo đức.
Hành vi này đáng lên án không chỉ vì gây thiệt hại tài chính lớn mà còn làm xấu hình ảnh người thầy, làm tổn hại đến lòng tin của sinh viên, của xã hội đối với hệ thống giáo dục.
Ông Lê Anh Phương bị bắt với cáo buộc lợi dụng chức vụ và quyền hạn để chiếm đoạt tiền của sinh viên là hành vi có biểu hiện rõ sự suy thoái đạo đức của người đứng đầu.
Tuy nhiên, ngoài trách nhiệm cá nhân, chúng ta không thể không nhắc đến những yếu tố khác đã vô tình hoặc cố ý tiếp tay cho ông Lê Anh Phương.
Đó là sự lỏng lẻo, thiếu hiệu quả trong công tác giám sát và kiểm tra tại Trường Đại học Sư phạm Huế và Đại học Huế, đã không phát huy năng lực phòng ngừa và phát hiện kịp thời những hành vi sai trái.
Đại học Sư phạm Huế, Đại học Huế cần phải nhận thấy trách nhiệm và các lỗ hổng trong việc bổ nhiệm nhân sự để các cơ quan chức năng xem xét lại toàn bộ hệ thống quản lý, từ cơ chế giám sát đến việc xây dựng một môi trường giáo dục minh bạch, công bằng.
Việc ông Lê Anh Phương bị bắt giữ là một bài học sâu sắc về sự cần thiết của việc duy trì và nâng cao nền tảng văn hóa và tiêu chuẩn đạo đức trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong giáo dục.
Đại học Huế không thể thay đổi các hành vi bị cáo buộc có dấu hiệu sai trái về mặt luật pháp và đạo đức của ông Lê Anh Phương.
Nhưng Đại học Huế có thể làm mọi cách để tới đây không còn một ông “Lê Anh Phương” thứ hai làm ảnh hưởng đến lịch sử đáng tự hào của mình!
Đọc bài gốc tại đây.