TPO - Ở khu vực châu Á còn rất ít quốc gia giữ phong tục ăn tết Nguyên đán. Tết âm lịch là một trong những ngày lễ lớn nhất trong năm của người Hàn Quốc theo âm lịch.
1. Hàn Quốc ngày xưa gọi là gì?
-
icon
Cao Ly
-
icon
Mã Tích La
-
icon
Ai Lao
Câu trả lời đúng là đáp án A: Cao Ly là một tên gọi của Hàn Quốc trong lịch sử, từng tồn tại trên bán đảo này từ năm 918 đến năm 1392. Kể từ năm 1392, quốc hiệu Triều Tiên chính thức ra đời. Từ chữ "Cauli", tiếng Anh phiên âm là "Corea", và nay thành "Korea" (xem Tên gọi trong các ngôn ngữ châu Âu dưới đây). Năm 1392, Lý Thành Quế đổi tên đất nước thành "Triều Tiên". Năm 1897, quốc gia lại đổi tên, dùng tên gọi Hàn: Đại Hàn Đế quốc.
2. Hàn Quốc thuộc khu vực nào của châu Á?
-
icon
Bắc Á
-
icon
Đông Á
-
icon
Tây Á
Câu trả lời đúng là đáp án B: Hàn Quốc, tên đầy đủ là Đại Hàn Dân Quốc, là quốc gia thuộc Đông Á, nằm ở nửa phía nam của bán đảo Triều Tiên, phía bắc giáp với Triều Tiên, phần còn lại giáp biển. Thủ đô của nước này là Seoul. Diện tích Hàn Quốc khoảng 100 nghìn km2. Dân số Hàn Quốc tính đến cuối tháng 12/2024 là 51,6 triệu. Nước này chỉ có một dân tộc Hàn và có xu hướng chuyển dần từ đất nước chỉ có một dân tộc, một ngôn ngữ sang xã hội "đa dân tộc, đa văn hóa".
3. Hàn Quốc có đường biên giới trên bộ tiếp giáp quốc gia nào sau đây?
-
icon
Triều Tiên
-
icon
Trung Quốc
-
icon
Nhật Bản
-
icon
Cả ba nước trên
Câu trả lời đúng là đáp án A: Hàn Quốc nằm ở phần phía nam bán đảo Triều Tiên thuộc khu vực Đông Á. Nước này có đường biên giới trên bộ duy nhất với Triều Tiên, nằm ở phía bắc với đường biên giới dài 238 km dọc theo khu phi quân sự Triều Tiên. Hàn Quốc chủ yếu được bao bọc bởi biển, với 2.413 km đường bờ biển.
4. Quốc hoa Hàn Quốc là gì?
-
icon
Hoa hồng Sharon
-
icon
Hoa mẫu đơn
-
icon
Bèo tây
Câu trả lời đúng là đáp án A: Mugunghwa, hay hoa hồng Sharon, là một vật thể được yêu mến sâu sắc. Có nghĩa là "hoa vĩnh cửu không bao giờ tàn", nó đã là một biểu tượng quan trọng của văn hóa Hàn Quốc trong nhiều thế kỷ.
5. Tết Nguyên đán ở Hàn Quốc được gọi là gì?
-
icon
Seollal
-
icon
Meollal
-
icon
Reunite
Câu trả lời đúng là đáp án A: Tết Nguyên đán là một trong hai dịp lễ lớn nhất trong năm đối với người Hàn Quốc. Tết Nguyên đán ở Hàn Quốc được gọi là “seollal” và cũng là ngày đầu tiên của năm âm lịch, tức ngày mồng một tháng một âm lịch. Ngày nay, đa số người Hàn Quốc đều chào đón ngày đầu tiên của năm mới vào Tết Dương lịch (ngày 1/1 dương lịch), nhưng họ vẫn duy trì sum vầy bên nhau, cùng tận hưởng ngày lễ truyền thống vào dịp Tết âm lịch.
6. Người Hàn Quốc được nghỉ lễ mấy ngày vào dịp Tết âm lịch?
-
icon
3 ngày
-
icon
5 ngày
-
icon
6 ngày
Câu trả lời đúng là đáp án A: Người Hàn Quốc được nghỉ lễ 3 ngày vào dịp Tết âm lịch, bao gồm ngày trước và sau ngày mùng 1 âm lịch. Theo phong tục truyền thống, họ thường quây quần tại gia đình trưởng nam, bày mâm cúng tổ tiên vào buổi sáng của ngày mùng 1 âm lịch.
7. Mâm lễ cúng tổ tiên của người Hàn Quốc thường được chia làm mấy hàng?
-
icon
3 hàng
-
icon
5 hàng
-
icon
6 hàng
Câu trả lời đúng là đáp án B: Mâm lễ cúng tổ tiên của người Hàn Quốc thường được chia làm 5 hàng, xếp dưới bài vị tổ tiên, theo thứ tự từ trên xuống dưới, trước tiên là các món cơm, canh tteokguk, sau là đến các món thịt, cá, các loại bánh chiên đa dạng, canh, các loại banchan rồi cuối cùng các món tráng miệng, thường là quả và các loại bánh kwaja truyền thống. Tại mỗi địa phương, các món ăn có thể khác nhau nhưng họ cũng đều tuân theo quy tắc chung khi bày mâm cúng lễ Tổ tiên. Đáng lưu ý là mặc dù các món ăn Hàn Quốc thường dùng nhiều tỏi và bột ớt để chế biến, nhưng trên mâm cúng tổ tiên, họ lại tránh những món có mùi như: tỏi, tiêu, bột ớt đỏ. Bởi vậy nên, món kim chi cải thảo thường xuất hiện trên mâm cơm gia đình cũng không được bày lên mâm cúng, mà thay vào đó là kim chi nước, một số địa phương thay bằng kim chi trắng. Các loại quả bày trên mâm cúng thường là lê và táo. Người Hàn Quốc tin rằng, quả đào có thể xua đuổi các linh hồn nên họ không đặt đào lên mâm cúng tổ tiên.
8. Món canh đại diện cho ngày Tết ở Hàn Quốc có tên là gì?
-
icon
Doejang Jjigae
-
icon
Tteokguk
-
icon
Samgyetang
Câu trả lời đúng là đáp án B: Sau khi bày mâm cúng tổ tiên, gia đình sẽ thực hiện nghi lễ vái lạy rồi cùng nhau quây quần bên mâm cơm ấm cúng. Trên mâm cơm ấy, phải kể đến là món canh tteokguk, một món ăn không thể thiếu, đại diện cho ngày Tết ở Hàn Quốc. Canh tteokguk chính là canh bánh gạo với thành phần chính là: bánh gạo thái lát mỏng, thịt bò, trứng. Người Hàn Quốc quan niệm rằng, ăn bát canh tteokguk vào dịp năm mới tương đương với việc thêm một tuổi mới. Không chỉ vậy, miếng tteok được thái lát tròn vát và trắng muốt cũng tượng trưng cho ý nghĩa mang một tâm hồn tinh khôi, tươi mới đón những điều tốt lành của năm mới. Thường vào ngày Tết, người Hàn Quốc sẽ ăn canh tteokguk trước khi ăn bữa sáng. Trong quá khứ, món tteokguk là món ăn chỉ có vào ngày Tết âm lịch, còn ngày nay, bạn có thể dễ dàng tìm thấy món ăn này tại nhiều quán ăn ở Hàn Quốc.
Đọc bài gốc tại đây.