Khám phá 'địa ngục trần gian' một thời gắn với bạo chúa miền Trung

27/04 07:38
 

Video: Cận cảnh nhà tù Chín Hầm - 'địa ngục trần gian' một thời Di tích lịch sử cấp Quốc gia Chín Hầm ở Thừa Thiên - Huế dưới thời chính quyền Ngô Đình Diệm là "địa ngục trần gian" đối với những người tù cách mạng. Đây cũng là chứng tích gắn với những hành động của bạo chúa miền Trung Ngô Đình Cẩn (em trai Ngô Đình Diệm). Gọi là Chín Hầm nhưng thực ra chỉ có 8 hầm và 1 căn nhà gác. Di tích này vốn được quân đội Pháp xây dựng từ năm 1941 để dự...

Video: Cận cảnh nhà tù Chín Hầm - 'địa ngục trần gian' một thời

Di tích lịch sử cấp Quốc gia Chín Hầm ở Thừa Thiên - Huế dưới thời chính quyền Ngô Đình Diệm là "địa ngục trần gian" đối với những người tù cách mạng. Đây cũng là chứng tích gắn với những hành động của bạo chúa miền Trung Ngô Đình Cẩn (em trai Ngô Đình Diệm). 

Gọi là Chín Hầm nhưng thực ra chỉ có 8 hầm và 1 căn nhà gác. Di tích này vốn được quân đội Pháp xây dựng từ năm 1941 để dự trữ kho tàng vật liệu vũ khí chiến tranh. Các căn hầm này được phân bố trên khoảng 2/3 quả đồi, trừ hầm số 1 được xây dựng chìm sâu hẳn xuống lòng đất thì 8 hầm còn lại đều được thiết kế nổi lên 1 đến 2/3 độ cao trên mặt đất.

Theo tư liệu lịch sử, năm 1945, sau sự kiện Nhật đảo chính Pháp, Nhật lấy toàn bộ vũ khí ở đây, khu Chín Hầm bị bỏ trống. Sau năm 1954, dưới thời chính quyền Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Cẩn cho cải tạo Chín Hầm trở thành nơi giam cầm các chiến sĩ cách mạng và những người yêu nước.

Ngô Đình Cẩn còn cho xây dựng một biệt phủ cách di tích Chín Hầm không xa làm hành dinh để vừa phục vụ nhu cầu ăn chơi, giải trí vừa tiện theo dõi, giám sát chỉ đạo tay sai thực hiện các hoạt động tra tấn tù nhân cách mạng ở khu nhà giam Chín Hầm. Hiện biệt phủ này cũng được công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia. Tuy nhiên, hiện bị bỏ hoang đến rợn người.

Dưới chỉ đạo của Cẩn thì những căn hầm ở Chín Hầm được ví như "quan tài chôn những người đang sống" hay "địa ngục trần gian" đối với những người tù cách mạng.

Theo các nhân chứng, hình thức tra tấn chủ yếu được cai ngục dưới quyền Ngô Đình Cần sử dụng là đóng người lên trên tường, dùng dao sắc cắt từng miếng thịt trên cơ thể, dí điện, bịt kín lỗ thông hơi… làm cho tù nhân không thể chết ngay mà phải chịu đựng cái chết gặm nhấm trong đau khổ cùng cực.

Có thể gọi nhà giam Chín Hầm là hầm xay thịt vì có hàng trăm sinh mạng bị bức tử. Ngoài các người tù cách mạng thì còn cả dân thường và thương nhân giàu có bị vu oan để tra tấn lấy tiền, bạc.

Mỗi hầm có một chức năng riêng, tùy vào thành phần phạm tội khác nhau mà bị giam giữ ở các hầm khác nhau. Các căn hầm số 1, số 6, số 7, số 8 giam giữ những tù nhân mà gia đình họ Ngô gọi là cộng sản, Việt cộng nằm vùng. Hầm số 8 là căn hầm điển hình nhất và được ví với “địa ngục trần gian”.

Hiện nay hầu hết các hầm trong di tích Chín Hầm chỉ còn là phế tích. Hiện chỉ có hầm số 8 được phục dựng nguyên trạng.

Tại hầm số 8 cũng được đắp những tượng phù điêu để mô tả đời sống khổ cực cũng như tái hiện một số hành vi tra tấn tàn bạo của những cai ngục với những tù nhân cách mạng.

Nhà giam Chín Hầm tồn tại từ năm 1954 đến 1963. Ngay ngày họ Ngô bị đảo chính và Ngô Đình Cẩn bị bắt, người dân xứ Huế vì quá căm phẫn nên đã kéo đến nhà giam Chín Hầm đập phá tan hoang.

Năm 1993, Bộ Văn hóa, Thông tin (nay là Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch) có quyết định 2015/QĐ-BT công nhận di tích Chín Hầm là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia.

Trước thực trạng đang bị xuống cấp và giá trị lịch sử nên hiện di tích Chín Hầm đang được Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên - Huế ưu tiên nguồn lực để đầu tư, bảo vệ.

Đọc bài gốc tại đây.