Do mâu thuẫn trên mạng xã hội, hai nhóm nữ sinh cấp 2 ở Thanh Hóa đã hẹn gặp nhau để giải quyết.
Do mâu thuẫn trên mạng xã hội, hai nhóm nữ sinh cấp 2 ở Thanh Hóa đã hẹn gặp nhau để giải quyết.
Trước khi đi, một nhóm nữ sinh đã cầm theo 2 con dao, vỏ chai. Một cuộc hẹn "huyết chiến" như giang hồ, như phim xã hội đen.
Thật kinh hoàng, không chỉ vì vụ đâm chém, mà bởi lâu nay, có những vụ nữ sinh đánh nhau, nhiều người đánh hội đồng một nữ sinh khác, nhưng chưa có vụ nữ sinh hẹn thanh toán nhau bằng dao như vụ này.
Theo thông tin ban đầu, nguyên nhân dẫn đến sự việc là do mâu thuẫn trên mạng xã hội giữa hai nữ sinh. Sau đó, hai nữ sinh kéo băng nhóm để đánh nhau. Trong cuộc hỗn chiến, một nữ sinh bị chém phải đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa.
Lại mạng xã hội, đã có quá nhiều trận đánh ngoài đời xuất phát từ mâu thuẫn trên mạng xã hội. Nhưng nguyên nhân sâu xa không phải do Facebook hay nền tảng nào, mà do giáo dục.
Đối với những vụ bạo lực như thế này, nếu chỉ đổ lỗi cho môi trường giáo dục của nhà trường e không công bằng, mà phải có cái nhìn rộng hơn, toàn diện hơn. Chỉ khi chẩn bệnh đúng mới chữa được bệnh và phòng ngừa bệnh.
Bạo lực học đường, học sinh thanh toán nhau, nữ sinh hẹn "huyết chiến" và chém nhau bằng dao là căn bệnh của xã hội, đang rất cần được thuốc thang.
Chỉ cần gõ tìm kiếm trên Google với từ khóa "nữ sinh đánh nhau" hay "bạo lực học đường", sẽ cho ra rất nhiều thông tin đủ để thấy rằng, chưa bao giờ học trò, con cái chúng ta hư hỏng như bây giờ.
Căn nguyên đầu tiên là giáo dục từ gia đình.
Tại phiên chất vấn sáng 20.6, liên quan đến bạo lực học đường, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn thông tin, có đến 70% học sinh có hành vi bạo lực với người khác có hoàn cảnh gia đình đặc biệt, hoặc bố mẹ ly hôn, hoặc chứng kiến bạo lực gia đình, hoặc bản thân bị bạo lực gia đình. Điều này ảnh hưởng đến đời sống tâm lý, thái độ ứng xử, quan điểm của các em.
Cha mẹ giáo dục con cái thật nghiêm khắc, tử tế, nền nếp, thì sẽ không có những đứa con hành xử với bạn học như xã hội đen.
Nhưng con cái chúng ta cũng bị tác động bởi ngoại cảnh, những thông tin xấu, độc từ môi trường xã hội, trên không gian mạng. Ngăn chặn như thế nào không đơn giản.
Trên mạng xã hội, điều hay, lẽ phải và cái đẹp rất hạn chế, nhưng kích động thù hận rất nhiều. Những thứ đó tiêm nhiễm vào đầu óc, tâm hồn của những đứa trẻ, ảnh hưởng đến hành vi, ứng xử, suy nghĩ. Ganh ghét, ác tâm thay cho tình yêu thương.
Nhà trường, thầy cô cũng có trách nhiệm trong sự phát triển tâm lý, sự trưởng thành của học sinh.
Để cho các em biết xa rời cái xấu, yêu thương tha nhân, thì cần phải có sự kiên nhẫn của một người thầy và chất lượng của khoa học sư phạm.
Đọc bài gốc tại đây.