Một số nơi hiện nay vẫn còn tình trạng thách cưới cao, đòi những vật phẩm có giá trị lớn mang tính chất gả bán (như đòi trang sức đắt tiền, tiền mặt, của hồi môn, trâu bò...).
Vậy xin hỏi việc áp dụng tập quán về hôn nhân và gia đình được pháp luật quy định thế nào? Việc thách cưới trên có vi phạm pháp luật không?
Bà Y Bia (Gia Lai) hỏi.
* Luật gia Phạm Văn Chung (Sở Tư pháp tỉnh Kon Tum) trả lời như sau:
- Theo điều 7 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì áp dụng tập quán về hôn nhân và gia đình được quy định như sau:
Trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận thì tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc, không trái với nguyên tắc quy định tại điều 2 và không vi phạm điều cấm của luật này được áp dụng.
Theo khoản 2, điều 9 nghị định số 32/2002/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc áp dụng Luật Hôn nhân và Gia đình đối với các dân tộc thiểu số thì "Nghiêm cấm việc thách cưới cao mang tính chất gả bán (như đòi bạc trắng, tiền mặt, của hồi môn, trâu bò, chiêng ché... để dẫn cưới) và các hành vi cản trở việc kết hôn hoặc xâm phạm đến nhân phẩm của người phụ nữ".
Như vậy, việc thách cưới cao có tính chất gả bán bị nghiêm cấm. Quy định này nhằm vận động xóa bỏ phong tục tập quán lạc hậu, làm ảnh hưởng đến hôn nhân gia đình tiến bộ, bình đẳng và hạnh phúc.
Mời bạn đọc gửi câu hỏi để được luật sư tư vấn
Với đội ngũ các luật sư và chuyên gia pháp lý dày dạn kinh nghiệm trên tất cả các lĩnh vực như hôn nhân - gia đình, kinh doanh - thương mại, mua bán đất đai, sở hữu trí tuệ, lao động, hộ tịch, thừa kế..., chuyên mục Tư vấn pháp luật trên Tuổi Trẻ Sao sẽ giải đáp thắc mắc của bạn một cách nhiệt tình, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.
Bạn đọc vui lòng gửi câu hỏi (gõ bằng tiếng Việt có dấu, font chữ UNICODE) về Tuổi Trẻ Sao qua địa chỉ [email protected].
Đọc bài gốc tại đây.