Xây bể chứa, giải pháp cho tình trạng thiếu nước ngọt sinh hoạt

25/04 13:24
 

Xây bể chứa được xem là giải pháp hiệu quả cho tình trạng thiếu nước ngọt sinh hoạt thường xảy ra tình trạng khan hiếm nước ngọt vào mùa khô hạn.

Nhằm góp thêm góc nhìn, Tuổi Trẻ Online giới thiệu ý kiến của bạn đọc Đặng Đức:

Tại các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, do nhiều nơi xâm nhập mặn cao và kéo dài trong mùa khô năm nay nên bà con phải mua nước ngọt của tư nhân để phục vụ sinh hoạt hằng ngày, với giá rất cao lên tới 50.000 đồng/m3.

  • Hứng nước ngọt giữa khuyaĐỌC NGAY

Mức giá này cao gần chục lần giá các công ty cấp nước bán cho người dân.

Ngoài việc chờ đợi cơ quan chức năng có giải pháp về lâu dài, người dân nên chủ động có kế hoạch tích trữ nước ngọt cho gia đình mình.

Lâu nay, ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, khi mùa khô tới, xâm nhập mặn sâu, bà con nông dân thường mua cho mình những chiếc bồn, bình, thùng…, bằng inox, nhựa để chứa nước ngọt dùng cho sinh hoạt.

Tuy nhiên, những dụng cụ chứa nước này không lớn, như các bồn inox cũng chỉ chứa được cỡ 1.000 - 2.000 lít nước. Vì vậy lượng nước dự trữ không dùng được lâu, nhất là với các hộ dân đông người.

Để có thể tự chủ động được nguồn nước ngọt sinh hoạt cho mình, các gia đình tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng cũng như các vùng thường xảy ra tình trạng khan hiếm nước ngọt vào mùa khô hạn nói chung nên xây bể chứa.

  • Đóng cống âu thuyền Vàm Bà Lịch để ngăn mặn, trữ nước ngọt

  • Trưng dụng xe nhà chở nước ngọt về vùng hạn mặn miền Tây

  • Cấp 350.000 lít nước ngọt cho người dân đảo Hòn Chuối

Có thể làm bằng chất liệu gạch, bê tông, cũng có thể lắp đặt bể ngầm chất liệu inox cỡ lớn... So với các bồn, bình, thùng… thì dung tích của bể sẽ lớn hơn, chứa được rất nhiều nước.

Mỗi gia đình xây cho mình một cái bể chứa (có thể là bể nổi hoặc ngầm), với dung tích trên dưới 10m3.

Nguồn nước ngọt dự trữ đó có thể đủ cho cả gia đình đông người dùng trong thời gian dài, đủ cho cả mùa khô.

Khi mùa mưa tới, các gia đình có thể lấy nước mưa thông qua hệ thống máng xối chảy từ mái nhà xuống bể chứa.

Gia đình bên nội của tôi và nhiều hộ dân sinh sống tại huyện Gò Công Đông, Gò Công Tây của tỉnh Tiền Giang từ nhiều năm nay đã luôn chủ động được nguồn nước ngọt dùng cho sinh hoạt bằng giải pháp xây bể tích trữ nước mưa như trên. Trong khi nhiều gia đình không có bể chứa rơi vào tình trạng khốn khó khi thiếu nước ngọt sinh hoạt.

Về chi phí, mỗi bể chứa như vậy tốn khoảng vài triệu, vài chục triệu đồng cho tới hơn 100 triệu đồng, tùy theo dung tích bể chứa lớn hay nhỏ.

Số tiền bỏ ra đầu tư để xây bể chứa không lớn nếu so với nhiều hộ phải đi mua nước ngọt sinh hoạt trong nhiều mùa khô và mang tới nhiều lợi ích.

Đối với những hộ dân không có điều kiện xây bể, chính quyền địa phương có thể xem xét hỗ trợ hoặc kêu gọi các nhà hảo tâm hỗ trợ người dân xây bể chứa nước. Thiết nghĩ đó cũng là một trong những giải pháp lâu dài cho người dân vùng hạn, mặn, giúp người dân sinh hoạt ổn định, căn cơ hơn.

Đọc bài gốc tại đây.