Nếu bạn đã hạn chế chế độ ăn nhiều purin và không uống rượu nhưng axit uric vẫn cao, nguyên nhân có thể liên quan đến các yếu tố lối sống.
Nếu bạn đã hạn chế chế độ ăn nhiều purin và không uống rượu nhưng axit uric vẫn cao, nguyên nhân có thể liên quan đến các yếu tố lối sống.
Chế độ ăn nhiều calo trong thời gian dài
Đối với những người có axit uric cao, chỉ tập trung vào purin và rượu trong chế độ ăn hàng ngày là chưa đủ. Lượng calo trong chế độ ăn uống cũng rất quan trọng.
Chế độ ăn nhiều calo sẽ khiến lượng calo nạp vào cơ thể của chúng ta lớn hơn lượng calo tiêu thụ. Nếu tình trạng này kéo dài, hậu quả sẽ gây béo phì.
Béo phì có thể gây ra tình trạng kháng insulin, rối loạn dung nạp glucose, hormone vỏ thượng thận quá mức... Các yếu tố này sẽ làm giảm bài tiết axit uric và tăng chuyển hóa purin.
Tăng cân là một yếu tố nguy cơ của bệnh gút, trong khi giảm cân có thể kiểm soát nồng độ axit uric và giảm tần suất các cơn gút cấp tính. Do đó, những người có lượng axit uric cao nên lựa chọn chế độ ăn ít calo và duy trì cân nặng ở mức khỏe mạnh.
Tiêu thụ quá nhiều fructose
Khi cơ thể chuyển hóa fructose, một loạt các phản ứng sẽ xảy ra để kích thích và tạo ra axit uric, làm tăng hàm lượng axit uric nội sinh. Đồng thời, fructose còn ức chế quá trình bài tiết axit uric qua thận. Do đó, fructose quá cao sẽ gây ra sự hình thành axit uric.
Đọc bài gốc tại đây.