Nếu đi ngủ sau 1h sáng thì nguy cơ gặp phải các vấn đề về sức khỏe tinh thần có thể cao hơn.
Nếu đi ngủ sau 1h sáng thì nguy cơ gặp phải các vấn đề về sức khỏe tinh thần có thể cao hơn.
Giấc ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần
Một nghiên cứu từ Imperial College London (Đại học Imperial London Vương, Anh) chỉ ra rằng, những người đi ngủ sớm có sức khỏe tinh thần tốt hơn, trong khi những người thức khuya, ngủ muộn sau 1h sáng lại có sức khỏe tinh thần kém hơn.
Nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ 73.888 người tham gia trong dự án có tên UK Biobank, trong đó 56% là nữ. Độ tuổi trung bình của những người tham gia là 63,5 tuổi và tất cả đều ngủ ít nhất 7 giờ mỗi đêm.
Tiến sĩ Shaunak Ajinkya, bác sĩ tâm thần tại Bệnh viện Kokilaben Dhirubhai Ambani, Mumbai, Ấn Độ cho biết, hầu hết bệnh nhân của ông đều gặp vấn đề khi ngủ ít hơn 6 giờ.
Cơ thể hoạt động theo một chu kỳ 24 giờ (nhịp sinh học), được não bộ điều chỉnh và đồng bộ với môi trường tự nhiên. Nhưng việc thường xuyên đi ngủ lúc nửa đêm có thể làm gián đoạn nhịp sinh học, gây ra sự không phù hợp giữa đồng hồ sinh học của cơ thể và thế giới bên ngoài.
Điều này có thể xuất hiện một số triệu chứng như: khó ngủ, khó ngủ sâu không sảng khoái hoặc dẫn đến mất ngủ mạn tính, làm gia tăng các rối loạn tâm thần như lo âu và trầm cảm.
Tác động của thức khuya đến chất lượng giấc ngủ
Tiến sĩ Shaunak Ajinkya cho biết, thiếu ngủ có thể kích hoạt sự giải phóng hormone căng thẳng, khiến cơ thể dễ bị lo âu hơn. Theo thời gian, tình trạng này có thể dẫn đến các rối loạn lo âu tổng quát, rối loạn hoảng sợ và những vấn đề lo âu khác. Những yếu tố này làm tăng sự cáu kỉnh, thay đổi tâm trạng và giảm khả năng đối phó với căng thẳng.
Ngủ kém có thể làm trầm trọng thêm chứng trầm cảm, trong khi trầm cảm lại gây gián đoạn giấc ngủ, tạo thành một vòng luẩn quẩn.
Đọc bài gốc tại đây.