Toàn cầu nóng kỷ lục 11 tháng liên tiếp

04/05 07:34
 

Tháng 4 là tháng thứ 11 liên tiếp nhiệt độ toàn cầu cao kỷ lục, Washington Post thông tin.

Tháng 4 là tháng thứ 11 liên tiếp nhiệt độ toàn cầu cao kỷ lục, Washington Post thông tin.

Zeke Hausfather - nhà khoa học khí hậu của công ty thanh toán Stripe - cho hay: “Nếu năm 2024 tiếp tục đi theo quỹ đạo dự kiến, nhiệt độ toàn cầu sẽ giảm xuống mức kỷ lục trong một hoặc hai tháng tới”.

Dù có dự đoán nhiệt độ hành tinh sẽ sớm giảm xuống nhưng vẫn sẽ cao hơn nhiều so với mức bình thường trước đây do nóng lên toàn cầu.

Hiện tại, sức nóng toàn cầu lan rộng chưa từng có vẫn tiếp tục được cảm nhận trên khắp thế giới.

Mở đầu tháng 4 là đợt nắng nóng khắp Tây Phi dữ dội đến mức một phân tích xác định rằng đợt nóng này “gần như không thể xảy ra” nếu không chịu ảnh hưởng của nóng lên toàn cầu do con người gây ra.

Tháng 4 kết thúc với đợt nắng nóng kỷ lục trên khắp Đông Nam Á, với nhiệt độ tăng cao trên 37 độ C và lên tới gần 50 độ C ở một số khu vực từ Ấn Độ đến Philippines.

Tuy nhiên, dữ liệu cho thấy, đang có xu hướng giảm dần về biên độ của nhiệt độ trung bình toàn cầu vốn đã ở mức kỷ lục.

Tháng 9 năm ngoái ghi nhận kỷ lục nhiệt độ trung bình hàng tháng trên toàn cầu với mức chênh lệch chưa từng có là 0,5 độ C.

Dữ liệu sơ bộ cho thấy, tháng 3.2024 nóng hơn 0,1 đến 0,2 độ C so với tháng 4. Các nhà khoa học về khí hậu nhận định, đây có thể là dấu hiệu nhỏ cho thấy tình trạng nóng lên toàn cầu đang bắt đầu yếu đi.

Điều này là do kiểu khí hậu làm nóng hành tinh El Nino sắp kết thúc. Trong thời kỳ El Nino, nước nóng chảy dọc theo đường xích đạo ở khu vực phía đông và trung tâm Thái Bình Dương, giải phóng nhiệt vào khí quyển và dẫn tới các đợt nắng nóng khắc nghiệt, hạn hán và lũ lụt trên khắp thế giới.

Dự báo thời tiết mới nhất chỉ ra, các mô hình khí hậu nhận thấy sự chuyển đổi nhanh chóng sang ảnh hưởng làm mát tương đối của La Nina có khả năng xảy ra vào mùa hè hoặc mùa thu năm nay.

Trong thời kỳ La Nina, nhiệt độ nước biển mát hơn mức trung bình chiếm ưu thế ở vùng xích đạo phía đông và trung tâm Thái Bình Dương.

Nhà khoa học khí hậu Mỹ Robert Rohde gần đây dự đoán năm 2024 sẽ là năm nóng nhất hoặc nóng thứ 2 trong lịch sử ghi dữ liệu.

Tới nay, nhiệt độ trung bình của năm 2024 cao hơn mức thời tiền công nghiệp khoảng 1,7 độ C và dự báo cả năm có thể cao hơn mức chuẩn đó khoảng 1,5 độ C, theo nhà khoa học khí hậu Zeke Hausfather.

Nhà khoa học khí hậu của NASA Gavin Schmidt nhận định, nếu La Nina phát triển và mức nhiệt cao kỷ lục không giảm là dấu hiệu cho thấy nhân loại đã “làm thay đổi cơ bản” hệ thống khí hậu của Trái đất.

Đọc bài gốc tại đây.