Trung Quốc phát hiện mộ cổ lớn nhất, cao cấp nhất thời nhà Chu

17/04 15:30
 

Mộ cổ lớn nhất, cấp cao nhất và có cấu trúc phức tạp nhất từ ​​thời nhà Chu cổ đại đã được Trung Quốc khai quật.

Mộ cổ lớn nhất, cấp cao nhất và có cấu trúc phức tạp nhất từ ​​thời nhà Chu cổ đại đã được Trung Quốc khai quật.

Mộ cổ Wuwangdun 2.200 năm tuổi được phát hiện tại thành phố Hoài Nam, tỉnh An Huy phía đông Trung Quốc - Cơ quan Quản lý Di sản Văn hóa Quốc gia (NCHA) Trung Quốc thông tin ngày 16.4.

Ngôi mộ lưu giữ hơn 1.000 cổ vật, bao gồm đồ đồng, đồ dùng hàng ngày, đồ tạo tác sơn mài, nhạc cụ và những bức tượng nhỏ.

Dựa trên quy mô của ngôi mộ cũng như những ghi chép lịch sử, các nhà khảo cổ Trung Quốc suy đoán chủ nhân của ngôi mộ có thể là vua Kaolie của nước Chu - Thời báo Hoàn cầu dẫn thông tin từ Viện Khảo cổ và Di tích Văn hóa tỉnh An Huy cho hay.

Tuy nhiên, cần có thêm bằng chứng để xác định chủ nhân thực sự của mộ cổ này.

Ngôi mộ đã nhiều lần bị trộm mộ trong suốt lịch sử. Năm 2019, Cơ quan Quản lý Di sản Văn hóa Quốc gia Trung Quốc cho phép An Huy khai quật ngôi mộ. Một năm sau, cuộc khai quật khảo cổ chính thức được triển khai.

Cuộc khai quật nằm trong khuôn khổ dự án cấp quốc gia của Trung Quốc nhằm tìm hiểu về nguồn gốc nền văn minh Trung Hoa thông qua các nỗ lực khảo cổ.

Quần thể lăng mộ Wuwangdun có nơi chôn cất chính (mộ số 1), các hố cho ngựa và xe ngựa, những ngôi mộ đi kèm và các hố hiến tế.

Mộ số 1 là ngôi mộ thẳng đứng, dạng hình vuông, mỗi cạnh dài khoảng 50m. Phía đông của mộ có lối đi dốc dài khoảng 42m.

Có 8 buồng bên được phát hiện xung quanh, buồng quan tài ở giữa có nhiều lớp ván bao phủ. Đến nay, tổng cộng 443 tấm ván nắp quan tài và 78 tấm mành tre che trên các tấm ván đã được khai quật.

Có khoảng 1.000 ký tự vẽ bằng mực được tìm thấy trên tấm ván nắp quan tài, cho biết vị trí và chức năng của từng buồng ở xung quanh.

Mộ số 1 hình thành vào thời kỳ quan trọng khi hệ thống nhà nước phong kiến của Trung Quốc đang tan rã và tiến tới một nhà nước thống nhất.

Thời báo Hoàn cầu chỉ ra, phát hiện khảo cổ này cung cấp dữ liệu một cách có hệ thống để nghiên cứu diễn biến lịch sử cũng như sự hình thành các quốc gia và nền văn hóa tập trung thời kỳ nhà Tần và nhà Hán (năm 221 trước Công nguyên - 220 sau Công nguyên).

Đáng chú ý, ngoài ngôi mộ số 1, trong một nghĩa trang độc lập có diện tích gần 1,5 triệu m2 có dấu vết của xe ngựa, các ngôi mộ đi kèm và hố hiến tế.

Hố xe ngựa và ngựa nằm ở phía tây ngôi mộ số 1, có chiều dài khoảng 148m từ bắc xuống nam và rộng 14m từ đông sang tây, là hố xe ngựa và ngựa nhà Chu dài nhất từng được khai quật.

Những phát hiện này cũng cung cấp dữ liệu khảo cổ một cách có hệ thống để nghiên cứu về hệ thông lăng mộ cao cấp của nước Sở vào cuối thời Chiến Quốc (năm 475 trước Công nguyên - 221 trước Công nguyên).

Cơ quan Quản lý Di sản Văn hóa Quốc gia Trung Quốc cho hay, di chỉ khảo cổ này đang được triển khai bảo tồn, với khả năng phát triển thành một công viên khảo cổ.

Đọc bài gốc tại đây.